Translate

Tuesday, January 22, 2013

LONG BIEN JSC


Dear Customers!
Habac HungPhat chemical Joint Stock Company (HPCO) is proud to be the first Unit producing Hydrogen peroxide product (Hydrogen Peroxide) in Vietnam – an important basic chemical of the industries.

The Hydrogen Peroxide product is manufactured by the fixed-bed cyclic Palladium catalyst Anthraquinone method, this is the current advanced technology has been selected for the investment options with a design capacity of 10.000ton/year, 50% concentration. On 26/12/2011 the first batch of products of the plant was officially put on the market. Since then the Company’s product has been on the country and has been the most reliable customer use, product quality satisfy many targets and to be superior to the imported products.
With the advantage of advanced production technology, modern equipment, and raw spot guaranteed many years of working in the manufacturing industry promised, we are committed to and responsible to assure customer about quality of products, the supply schedule and the price reasonable.

Continuous to improve quality, reduce production cost and improve customer service method is the motto of our actions.

Habac Hungphat Chemical Joint Stock Company sincerely thanks ang ready to serve all of the Customer’s need relating to our products. We always wish to get the close cooperation from our customer for mutual prosperity and development.

Long Bien Industrial Air liquid Joint Stock Company

The main Distributor of Hungphat company's Hydrogen Peroxide

Address: Tan Hong Industrial park, Hoan Son, Tien Du, Bac Ninh
Telephone: 0241 373 4869
mobile: 0946 314 828 (Mr. Hong Anh)
Email: Longbienh2o2@gmail.com
Website: Longbiennh3.znn.vn

Business Activities:
- Providing Ammonia liquid, Hydrogen peroxide solution.
- Manufacturing and trade Ammonia Hydroxide solution.

  

Friday, January 4, 2013

Tính chất vật lý của Amonia


Amoniac có công thức phân tử là NH3. Phân tử lượng NH3 là 17,0306g/mol.

Ở điều kiện thường, NH3 khan là một chất khí không màu, nhẹ bằng nửa không khí (tỷ trọng so với không khí bằng 0,596 ở OoC), có mùi sốc đặc trưng.
Amoniac khan tạo “khói” trong không khí ẩm. Amoniac hòa tan mạnh trong nước tạo thành dung dịch nước của NH3 (hay còn gọi là amoni hyđroxit do trong dung dịch nước của amoniac có tạo thành NH4OH). Ở OoC, NH3 có độ hòa tan cực đại là 89,9g trong 100 ml nước. Dung dịch nước của NH3  (còn có tên là “ nước đái quỷ”) khá bền nhưng bị loại gần hết NH3 khi đun tới sôi.
Nồng độ của amoni hyđroxit có thể được xác định bằng tỷ trọng kế hoặc Bomé kế.

Ở áp suất khí quyển, NH3 hóa lỏng tại -33,34oC (239,81oK), có trọng lượng riêng 682 g/lit tại 4oC, hóa rắn tại -77,73oC (195,92oK), vì vậy ở nhiệt độ thường người ta phải lưu trữ NH3 lỏng dưới áp suất cao (khoảng trên 10 atm tại 25,7oC).

Do NH3 lỏng có entalpy (nhiệt bay hơi) ∆H thay đổi lớn (23,35kJ/mol) nên chất này được dùng làm môi chất làm lạnh.
NH3 lỏng là một dung môi hòa tan tốt nhiều chất và là một trong những dung môi ion hóa không nước quan trong nhất. Nó có thể hòa tan các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số kim loại đất hiếm để tạo ra các dung dịch kim loại (có màu), dẫn điện và có chứa các electron solvat hóa.

Dưới đây là bảng tóm tắt một số tính chất đặc trưng của NH3

Điểm sôi (ở áp suất khí quyển)
-33,34°C
Tỷ trọng (so với không khí ở OoC)
0,596
Độ hòa tan trong nước g/100g H2O
89,9 (OoC)
60 (ở 15°C)
7,4 (100°C)
Độ tan của NH3 khí trong 1 lit nước 
700 lít (20°C)
Giới hạn nổ với không khí
15-28% (thể tích)

Độ tan của một số muối vô cơ trong NH3 lỏng:


Độ tan (g muối/ 100 g NH3 lỏng)
253.2
389.6
243.7
97.6
10.4
0.35
3.0
138.0
161.9
205.5
NH3 lỏng là một dung môi ion hóa nhưng yếu hơn nước. Nó có thể hòa tan và phân li nhiều hợp chất có liên kết ion điển hình như các muối nitrat, nitrit, xyanua, v.v ...của kim loại kiềm và amoni. Trong NH3 lỏng, các muối amoni tan đều có tính axit. So với trong môi trường nước, thế oxyhóa khử của nhiều hệ trong NH3 lỏng đều chuyển sang dương hơn.

  
E° (V, amoniac lỏng)
E° (V, nước)
Li+ + e Li
−2.24
−3.04
K+ + e K
−1.98
−2.93
Na+ + e Na
−1.85
−2.71
Zn2+ + 2e Zn
−0.53
−0.76
NH4+ + e ½ H2 + NH3
0.00
Cu2+ + 2e Cu
+0.43
+0.34
Ag+ + e Ag
+0.83
+0.80



Thursday, December 20, 2012

Công ty Cổ phần Khí Công nghiệp Long Biên


Công ty Khí Công nghiệp Long Biên chúng tôi hiện đang là nhà phân phối chính thức sản phẩm H2O2 (35% và 50% )do Công ty Cổ Phần Hóa Chất Hưng Phát sản xuất.

Nhà máy sản xuất H2O2 do Công ty CP Hưng Phát là chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu USD được khởi công vào tháng 01/2011, có công suất 10.000 tấn/năm, được đặt tại Phường Thọ Xương - Thành phố Bắc Giang và đã đi vào hoạt động vào đầu tháng 8/2011. 

Sản phẩm là hàng Việt Nam chất lượng cao và có giá cả phải chăng, hiện đang được nhiều khách hàng lớn như Tổng công ty hóa chất Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy dệt Nam Định... sử dụng.
Sau đây là một số hình ảnh về Công ty chúng tôi:

Văn phòng Công ty


(Kho chứa bình đựng H2O2 35% và 50% đảm bảo tiêu chuẩn bảo quản và an toàn.)

xe trọng tải 3,5 tấn

Công ty sở hữu 4 xe téc có trọng tải 25 - 27 tấn và 2 xe trọng tại 6 – 7 tấn được dùng để chuyên chở NH3 lỏng, dung dịch H2O2 và dung dịch NH4OH. Với hệ thống xe vận chuyển hoạt động 24/24, Công ty Long Biên đảm bảo vận chuyển sản phẩm đến Khách hàng đúng thời gian và địa điểm theo yêu cầu.



(2 xe tec chứa dung dịch NH3 lỏng và 2 xe chứa dung dịch H2O2 trọng tải 25 -27 tấn)

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY KHÍ CÔNG NGHIỆP LONG BIÊN.

Adress: KCN Tân Hồng, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh.
Phone : 0241 351 4834/4835
Mobile: 0946 314 828
Website: Longbiennh3.znn.vn
Blog : Longbienh2o2.blogspot.com

Tuesday, December 18, 2012

Công nghệ sản xuất Hydrogen peroxid (H202) theo phương pháp anthraquinol xúc tác paladi


Công nghệ Sản xuất Hydrogen Peroxide (H2O2) theo phương pháp anthraquinol xúc tác paladi

Hydrogen peroxid là chất lỏng, trong suốt, không màu, có tính ôxy hoá mạnh, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: Công nghiệp sản xuất giấy, dệt, ytế, thực phẩm, tẩy rửa, xử lý rác thải, xử lý nước... Sản xuất H2O2 theo phương pháp điện phân axit H2SO4 hay từ peoxit Bari nay ít dùng trong công nghiệp, do chi phí điện năng và nguyên liệu cao. Hiện nay, quy mô sản xuất công nghiệp H2O2 trên thế giới chủ yếu theo công nghệ ôxy hoá Anthraquinol (AO) xúc tác paladi, đây là công nghệ tiên tiến, nguyên liệu chủ yếu là khí hydro.
                         

(Dây chuyền sản xuất Oxy già của Công ty Cổ phần Hóa Chất Hưng Phát)
Công nghệ này cũng có 2 phương pháp:
-      Phương pháp Hyđrô hoá xúc tác tầng cố định
-      Phương pháp Hydro hóa xúc tác tầng sôi, trên cơ sở cùng một cơ chế phản ứng.
Phương pháp Hyđrô hoá xúc tác tầng sôi có nhược điểm là phức tạp về thiết bị, tiêu tốn nhiều năng lượng, đặc biệt là nguy cơ cháy nổ cao. Thực tế cho thấy, đã có không ít sự cố cháy nổ nghiêm trọng đối với nhà máy sử dụng công nghệ xúc tác tầng sôi tại các nhà máy của Anh, CHLB Đức, Pháp. Cũng trong thời gian này, không hề có sự cố cháy, nổ nào xảy ra đối với các nhà máy đi theo phương pháp xúc tác tầng cố định trên toàn thế giới. Bài viết này, chỉ giới thiệu nguyên lý sản xuất H2O2 theo phương pháp xúc tác tầng cố định, được tổng hợp từ tài liệu ‘Sản xuất Hydrogen peroxid theo phương pháp anthraquinol xúc tác paladi’ của Viện Nghiên cứu công nghiệp hoá chất Liming, Trung Quốc.
Nguyên lý sản xuất theo công nghệ này gồm những công đoạn chính sau đây:
1. Công đoạn Hydro hoá.
Dịch công tác gồm: Anthraquinone (thường sử dụng 2 - Ethyl anthraquinone) vai trò làm chất mang, các chất thơm nặng và Tri-izo octyl phosphate (TOP) làm dung môi cho phản ứng, được đưa từ công đoạn chuẩn bị dịch công tác, cùng với khí hyđrô được đưa vào tháp hyđrô hoá. Trong điều kiện có áp lực, nhiệt độ và có mặt chất xúc tác paladi, anthraquinone của dịch công tác sẽ phản ứng với hyđrô tạo thành anthraquinol tương ứng:
                                                            Q + H2 => H2Q


Dịch công tác sau hyđrô hoá được đưa sang tháp phản ứng ôxy hoá.
2. Công đoạn ôxy hoá.
Dịch công tác ra tháp hiđrô hóa được đưa sang tháp ôxy hóa. Tại đây anthraquinol phản ứng với ôxy, tạo ra H2O2 đồng thời anthraquinone được hoàn nguyên trở lại:
                                                   H2Q + O2 => H2O2 + Q
                                      

Hỗn hợp dịch ra tháp ôxy hóa được đưa sang công đoạn chiết suất và tinh lọc sản phẩm H2O2 .
3. Công đoạn chiết suất và tinh lọc.
Sản phẩm H2O2 có trong dịch công tác sau khi ra tháp ôxy hoá được chiết suất bằng nước khử khoáng trong tháp chiết kiểu đĩa lỗ. Quá trình được thực hiện như sau:
Dịch công tác ra tháp ôxy hoá đi vào đáy tháp chiết, nước khử khoáng đi vào từ đỉnh tháp, ngược chiều với dịch công tác. Do H2O2 tan hoàn toàn trong nước, nên khi tiếp xúc với nước khử khoáng, toàn bộ H2O2 trong dịch công tác hoà tan vào trong nước khử khoáng và theo nước khử khoáng ra đáy tháp. Dung dịch H2O2 sau khi ra khỏi tháp chiết, được đưa sang tháp tinh lọc để tách triệt để các các tạp chất mang theo như: Chất thơm nặng, Tri-izo octyl (TOP)...  thu được sản phẩm H2O2 có nồng độ 27,5%.

Dịch công tác sau khi chiết suất hết H2O2 đi ra từ đỉnh tháp chiết đi vào đáy tháp xử lý bằng dung dịch kiềm. Tại đây dịch công tác tiếp xúc với dung dịch kiềm đặc (đi vào từ đỉnh tháp) để tách nước, rồi được đưa trở lại công đoạn hyđrô hoá. Dung dịch kiềm ra tháp được đưa sang thiết bị phân ly để tách các tạp chất, sau đó được cô đặc để tái sử dụng.
4. Công đoạn cô đặc dung dịch H2O2.
Sau công đoạn chiết suất, tinh lọc, ta thu được dung dịch H2O2 có nồng độ khoảng 27,5%. Với nồng độ này có thể trực tiếp đưa đi tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên, để có nồng độ H2O2 cao hơn thì cần phải cô đặc.
Dung dịch H2O2 loãng từ thùng chứa qua bơm; lọc; gia nhiệt rồi vào thiết bị bốc hơi kiểu tháp đệm. Do H2O và H2O2 khác nhau về nhiệt độ sôi nên tách được nước và thu được sản phẩm có nồng độ theo ý muốn (Sản phẩm sau khi cô đặc có thể đạt được nồng độ 35%; 50%; 70%). Quá trình cô đặc được thực hiện ở điều kiện chân không.
5. Công đoạn chuẩn bị dịch công tác.
Dịch công tác được chuẩn bị bằng cách trộn các chất: Chất thơm, Tri-izo octyl phosphate và anthraquinone đã được đong đếm chính xác theo tỷ lệ nhất định. (Các hợp chất thơm trước khi pha vào dung dịch công tác được chưng trong điều kiện chân không). Dịch công tác sau khi pha chế được rửa sạch bằng nước khử khoáng và xử lý bằng H2O2 để khử sạch tạp chất, đảm bảo độ tinh khiết phục vụ cho công đoạn hyđrô hoá.

What your heart says...

NEVER IGNORE PERSON WHO LOVES YOU, CARES FOR YOU 
AND MISS YOU EVERYDAY BECAUSE ONE DAY, YOU MIGHT WAKE UP 
AND REALIZE THAT YOU LOST THE MOON
WHILE COUNTING THE STARS.

Monday, December 17, 2012

Mức độ nguy hiểm của dung dịch H2O2

Tên thành phần
Số CAS
Công thức hóa học
Hàm lượng % theo trọng lượng
Hydrogen peroxide
7722-84-1
H2O2
35%


Nhận dạng đặc tính nguy hiểm dung dịch Hydrogen peroxide.
1.      Loại nguy hiểm:
Là chất oxy hóa mạnh, chất ăn mòn, gây kích ứng da mãnh liệt.
2.      Cảnh báo nguy hiểm.
-         Hydrogen peroxide là chất oxy hóa mạnh có thể gây nổ. Bản thân H2O2 không cháy, nhưng có thể phản ứng với chất có thể gây cháy giải phóng một nhiệt lượng lớn và oxy từ đó dẫn đến bắt lửa và cháy nổ.
-         Dung dịch  Hydrogen peroxide ổn định ở PH 3,5 – 4,5.

-         Trong môi trường kiềm, H2O2 bị phân giải mãnh liệt.
-       Gặp ánh sáng mạnh, sóng ngắn cũng có khả năng phân giải. Gia nhiệt đến 100oC trở nên bắt đầu phân giải mạnh.
-         H2O2 khi tiếp xúc với các chất vô cơ, tạp chất (bụi đất, tàn thuốc, than bộ, gỉ sắt)…, các kim loại nặng(như Fe, Cu, Ag, Pb, Hg, Zn, Co, Ni, Cr, Mn…) cùng các chất oxy hóa và muối của chúng đều là chất xúc tác hoạt tính, có khả năng làm nó phân giải nhanh chóng, giải phóng một lượng nhiệt lớn, oxy và hơi nước dẫn đến gây nổ.
-         H2O2 có thể hình thành hỗn hợp nổ với nhiều chất hữu cơ như đường, tinh bột, rượu, sản phẩm dầu mỏ….
-         Dưới tác dụng của va chạm, nhiệt độ cao và tác động của tia lửa có thể sinh ra nổ.
-         H2O2 ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Hít phải hơi hoặc mùi của sản phẩm này sẽ tạo kích thích mãnh liệt đối với đường hô hấp.
Mắt tiếp xúc trực tiếp với dung dịch H2O2 có thể tạo tổn thương không thể khôi phục, thậm chí mù.
Uống vào dung dịch H2O2 gây buồn nôn, đau bụng, khó thở….
3.      Các triệu chứng khi tiếp xúc với H2O2.
Đường mắt: Dung dịch H2O2 tiếp xúc với mắt, gây các vết thương nghiêm trọng, thậm chí gây mù.
Đường thở: Hít phải H2O2 gây kích thích mạnh cho đường hô hấp.
Đường da: Dung dịch H2O2 gây kích thích và có thể gây bỏng nhiệt và bỏng hóa học trên da. Khi tiếp xúc trực tiếp với dung dịch H2O2 gây khó chịu, rộp da, thậm chí làm trắng da. Do đó phải rửa da với nước ngay lập tức.
Đường tiêu hóa: Uống dung dịch H2O2 gây trúng độc, đau bụng, khó thở, buồn nôn, trở ngại về cảm giác, thân nhiệt cao.
4.      Bảo quản dung dịch H2O2.
Dung dịch H2O2 được tồn trữ trong thùng polyethylene mật độ cao (HDPE) hoặc sử dụng thép không gỉ 316L đã xử lý trơ hóa.
Bồn Composite (bồn FRP) chứa H2O2 (do Công ty Cổ phần khí Công nghiệp
 Long Biên cung cấp)của công ty giấy Bãi Bằng

(Quy cách can chứa H2O2 30kg 35%)

Bảo quản H2O2 ở nơi râm mát, thông gió toàn diện, cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, những chất gây cháy, chất khử, bột kim loại hoạt tính.
Nhiệt độ nhà kho không được vượt quá 30oC

Quá trình vận chuyển H2O2 tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào và nguồn nhiệt, không được vận chuyển với chất khử, chất dễ cháy.
                        Nếu nứt vỡ vỏ bình hoặc rò rỉ cần một lượng lớn nước để xối rửa