Translate

Monday, December 17, 2012

Mức độ nguy hiểm của dung dịch H2O2

Tên thành phần
Số CAS
Công thức hóa học
Hàm lượng % theo trọng lượng
Hydrogen peroxide
7722-84-1
H2O2
35%


Nhận dạng đặc tính nguy hiểm dung dịch Hydrogen peroxide.
1.      Loại nguy hiểm:
Là chất oxy hóa mạnh, chất ăn mòn, gây kích ứng da mãnh liệt.
2.      Cảnh báo nguy hiểm.
-         Hydrogen peroxide là chất oxy hóa mạnh có thể gây nổ. Bản thân H2O2 không cháy, nhưng có thể phản ứng với chất có thể gây cháy giải phóng một nhiệt lượng lớn và oxy từ đó dẫn đến bắt lửa và cháy nổ.
-         Dung dịch  Hydrogen peroxide ổn định ở PH 3,5 – 4,5.

-         Trong môi trường kiềm, H2O2 bị phân giải mãnh liệt.
-       Gặp ánh sáng mạnh, sóng ngắn cũng có khả năng phân giải. Gia nhiệt đến 100oC trở nên bắt đầu phân giải mạnh.
-         H2O2 khi tiếp xúc với các chất vô cơ, tạp chất (bụi đất, tàn thuốc, than bộ, gỉ sắt)…, các kim loại nặng(như Fe, Cu, Ag, Pb, Hg, Zn, Co, Ni, Cr, Mn…) cùng các chất oxy hóa và muối của chúng đều là chất xúc tác hoạt tính, có khả năng làm nó phân giải nhanh chóng, giải phóng một lượng nhiệt lớn, oxy và hơi nước dẫn đến gây nổ.
-         H2O2 có thể hình thành hỗn hợp nổ với nhiều chất hữu cơ như đường, tinh bột, rượu, sản phẩm dầu mỏ….
-         Dưới tác dụng của va chạm, nhiệt độ cao và tác động của tia lửa có thể sinh ra nổ.
-         H2O2 ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Hít phải hơi hoặc mùi của sản phẩm này sẽ tạo kích thích mãnh liệt đối với đường hô hấp.
Mắt tiếp xúc trực tiếp với dung dịch H2O2 có thể tạo tổn thương không thể khôi phục, thậm chí mù.
Uống vào dung dịch H2O2 gây buồn nôn, đau bụng, khó thở….
3.      Các triệu chứng khi tiếp xúc với H2O2.
Đường mắt: Dung dịch H2O2 tiếp xúc với mắt, gây các vết thương nghiêm trọng, thậm chí gây mù.
Đường thở: Hít phải H2O2 gây kích thích mạnh cho đường hô hấp.
Đường da: Dung dịch H2O2 gây kích thích và có thể gây bỏng nhiệt và bỏng hóa học trên da. Khi tiếp xúc trực tiếp với dung dịch H2O2 gây khó chịu, rộp da, thậm chí làm trắng da. Do đó phải rửa da với nước ngay lập tức.
Đường tiêu hóa: Uống dung dịch H2O2 gây trúng độc, đau bụng, khó thở, buồn nôn, trở ngại về cảm giác, thân nhiệt cao.
4.      Bảo quản dung dịch H2O2.
Dung dịch H2O2 được tồn trữ trong thùng polyethylene mật độ cao (HDPE) hoặc sử dụng thép không gỉ 316L đã xử lý trơ hóa.
Bồn Composite (bồn FRP) chứa H2O2 (do Công ty Cổ phần khí Công nghiệp
 Long Biên cung cấp)của công ty giấy Bãi Bằng

(Quy cách can chứa H2O2 30kg 35%)

Bảo quản H2O2 ở nơi râm mát, thông gió toàn diện, cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, những chất gây cháy, chất khử, bột kim loại hoạt tính.
Nhiệt độ nhà kho không được vượt quá 30oC

Quá trình vận chuyển H2O2 tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào và nguồn nhiệt, không được vận chuyển với chất khử, chất dễ cháy.
                        Nếu nứt vỡ vỏ bình hoặc rò rỉ cần một lượng lớn nước để xối rửa

No comments:

Post a Comment